HỘI THẢO KHOA HỌC “TỔNG KẾT CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2020 - 2022 VÀ ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU GIAI ĐOẠN 2022 - 2025”
- Thứ tư - 12/10/2022 09:18
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Ngày 03 - 04/10/2022, Viện Nghiên cứu Ngô đã tổ chức Hội thảo khoa học “Tổng kết công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ giai đoạn 2020 - 2022 và định hướng nghiên cứu giai đoạn 2022-2025” tại Viện Nghiên cứu Ngô.
Đến dự và chỉ đạo Hội thảo có Ông Lê Quốc Doanh - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp &PTNT; TS. Nguyễn Quang Tin - Phó Vụ trưởng Vụ KHCN-MT, Bộ Nông nghiệp và PTNT; GS.TS. Phạm Văn Toản - Phó Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. Hội thảo có sự tham dự trực tiếp của hơn 100 đại biểu, bao gồm: các đồng chí nguyên lãnh đạo Viện Nghiên cứu Ngô qua các thời kỳ, Ban lãnh đạo Viện Nghiên cứu Ngô; Hội đồng khoa học Viện; Trưởng các đơn vị trực thuộc cùng toàn thể cán bộ làm công tác nghiên cứu khoa học trong toàn Viện.
Mở đầu chương trình, TS Nguyễn Xuân Thắng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Ngô phát biểu khai mạc, khẳng định vai trò quan trọng của công tác nghiên cứu khoa học đối với Viện Nghiên cứu Ngô hiện nay. TS Nguyễn Xuân Thắng nêu rõ: Mục tiêu của Hội thảo là đánh giá lại kết quả chính đã đạt được trong công tác nghiên cứu khoa học công nghệ trong giai đoạn 2020 - 2022, chỉ ra được những tồn tại và hạn chế, từ đó đề xuất các định hướng nghiên cứu cho giai đoạn tiếp theo và giải pháp nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu, chuyển giao và đẩy mạnh thương mại hóa sản phẩm KHCN.
TS Nguyễn Xuân Thắng - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Ngô, phát biểu khai mạc Hội thảo
Sau bài phát biểu khai mạc, đại diện Ban lãnh đạo Viện TS Đặng Ngọc Hạ - Bí thư đảng ủy, Phó Viện Trưởng; TS Vương Huy Minh - Phó Viện trưởng trình bày các báo cáo Kết quả nghiên cứu KHCN của Viện giai đoạn 2020 - 2022 và định hướng giai đoạn 2022 - 2025; Công tác chuyển giao TBKT của Viện Nghiên cứu Ngô giai đoạn 2020 - 2022. Báo cáo của các Bộ môn, đơn vị nghiên cứu trong Viện và thảo luận, góp ý của các đại biểu tham dự Hội thảo. 04 nhiệm vụ cấp cơ sở do Viện cấp kinh phí đã được các chủ nhiệm nhiệm vụ trình bày báo cáo tóm tắt các kết quả chính đạt được trong quá trình diễn ra Hội thảo.
Một số kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ chính đã đạt được trong giai đoạn 2020 - 2022:
- Viện Nghiên cứu Ngô đã triển khai thực hiện 29 nhiệm vụ KHCN, bao gồm: 01 nhiệm vụ cấp Nhà nước, 13 nhiệm vụ cấp Bộ, 2 nhiệm vụ cấp địa phương, 7 nhiệm vụ phối hợp và 6 nhiệm vụ cấp cơ sở. Trong đó, có 09 nhiệm vụ KHCN các cấp được mở mới (01 nhiệm vụ cấp Nhà nước, 05 Đề tài/dự án SXTN cấp Bộ và 03 ĐTTN). Tổng kinh phí thực hiện giai đoạn 2022 - 2025 là 28,722 tỷ đồng. Trong đó, kinh phí nhiệm vụ cấp Nhà nước là 3,700 tỷ đồng, kinh phí nhiệm vụ cấp Bộ là 22,121 tỷ đồng, cấp địa phương là 1,575 tỷ đồng;
- Giai đoạn 2020 - 2022 (tính đến hết tháng 9/2022) có 07 nhiệm vụ KHCN được nghiệm thu cấp Bộ và cấp địa phương;
- 05 giống ngô của Viện đã được công nhận lưu hành (trong đó có 03 giống ngô tẻ và 02 giống ngô nếp) và 05 giống ngô tẻ được gia hạn lưu hành;
- Một số giống ngô lai mới là sản phẩm của các nhiệm vụ KH&CN tạo ra có tính ứng dụng cao, được đưa vào thực tiễn, đáp ứng yêu cầu sản xuất của nông dân, của doanh nhiệp như các giống: Waxy 8, TM181, MK399, VN667, VN172, VN1519, VS89, VS201,VN116, VN667, MK668, VS6939,…
- Hầu hết các giống mới sau khi được công nhận đều đã được chuyển giao cho sản xuất. Có những giống được Viện tự thương mại hóa. Có những giống được các Doanh nghiệp giống cây trồng hợp tác phát triển với các hình thức linh hoạt. Có 20 lượt giống ngô lai của Viện Nghiên cứu Ngô được ký hợp đồng chuyển nhượng quyền phân phối và hợp đồng nguyên tắc phối hợp phát triển cho các đơn vị;
- 26 bài báo của Viện đã được công bố trên các tạp chí chuyên ngành trong và ngoài nước.
Một số định hướng trong công tác nghiên cứu KH&CN giai đoạn 2022 – 2025:
- Đột phá về thay đổi cơ chế quản lý: Để giải phóng sức lao động, giải phóng sức ì, từ đó tạo ra được sự năng động, sáng tạo cho mỗi cá nhân. Tạo ra được những động lực mới, nguồn lực mới cho Viện trên cơ sở: Khai thác tiềm năng về đất đai của Viện; Khai thác tài nguyên di truyền: đó là các giống ngô lai; Khai thác về tiềm năng con người; Khai thác về chơ chế. Đảng ủy, lãnh đạo Viện sẽ nghiên cứu, ban hành cơ chế để tạo động lực phát triển Viện. Hàng năm, Viện sẽ xây dựng các quy chế về quản lý khoa học và chuyển giao TBKT, quy chế chi tiêu nội bộ nhằm động viên khích lệ và thu hút cán bộ,...
- Đa dạng hóa sản phẩm theo chuỗi: Ngô tẻ đang bị thu hẹp dần về diện tích và sản lượng, ngô nếp, ngô đường, ngô sinh khối đang cho thấy triển vọng phát triển. Do nhu cầu rất lớn nên Viện tập trung nghiên cứu cây ngô sinh khối, xây dựng vùng sản xuất ngô, áp dụng cơ giới hóa nhằm giảm giá thành sản xuất, bên cạnh các giống ngô thực phẩm sẽ xây dựng chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.
- Cải tiến về vật liệu: Vật liệu là nền tảng để chọn tạo ra bộ giống tốt. Giai đoạn tới các nguồn vật liệu sẽ tập trung vào cải tiến nguồn vật liệu nhằm tạo ra được các nguồn vật liệu ưu tú nhất phục vụ công tác chọn tạo giống của Viện.
Các báo cáo và ý kiến thảo luận đã khẳng định: Trong giai đoạn 2020 - 2022, công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ đã đạt được một số kết quả nhất định. Các nhiệm vụ KHCN đã được Viện triển khai nghiêm túc, hiệu quả. Các kết quả nghiên cứu có tính ứng dụng cao, được đưa vào thực tiễn, có đóng góp tích cực, đáp ứng yêu cầu sản xuất của nông dân, của doanh nhiệp, nhu cầu của thị trường, chiến lược và các chương trình phát triển kinh tế xã hội của cả nước, của ngành. Tuy nhiên, các đại biểu cũng mạnh dạn chỉ ra các tồn tại lớn trong nghiên cứu của Viện hiện nay (Hệ thống đồng ruộng, nhà lưới phục vụ cho nghiên cứu thiếu và ngày càng xuống cấp; cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp còn hạn chế, kinh phí nghiên cứu ngày càng giảm và không được duy trì liên tục do phụ thuộc vào giai đoạn; thiếu các chương trình nghiên cứu tổng hợp, dài hạn; chất lượng công tác nghiên cứu còn chưa cao, kết quả nghiên cứu chưa theo kịp được yêu cầu của thực tiễn sản xuất, …). Bên cạnh các định hướng nghiên cứu cụ thể đặc thù cho đơn vị, các đại biểu đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nghiên cứu và chuyển giao (Đề xuất đề tài/dự án căn cứ vào nhu cầu của sản xuất và nhu cầu của khách hàng; tăng cường trao đổi hợp tác với các viện/trường trong và ngoài nước nhằm cập nhật những kiến thức mới, thành tựu mới về KHCN đặc biệt trong lĩnh vực cây ngô của Thế giới vào thực tiễn nghiên cứu; đẩy mạnh các hoạt động hợp tác với các đối tác, các địa phương nhằm đa dạng nguồn kinh phí nghiên cứu ...).
Hội nghị được nghe những ý kiến đóng góp quý báu của GS.TS Ngô Hữu Tình - nguyên Viện trưởng Viện NC Ngô và các ý kiến chỉ đạo của Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Vụ Khoa học Công nghệ và môi trường và Thứ trưởng Lê Quốc Doanh.
Một số kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ chính đã đạt được trong giai đoạn 2020 - 2022:
- Viện Nghiên cứu Ngô đã triển khai thực hiện 29 nhiệm vụ KHCN, bao gồm: 01 nhiệm vụ cấp Nhà nước, 13 nhiệm vụ cấp Bộ, 2 nhiệm vụ cấp địa phương, 7 nhiệm vụ phối hợp và 6 nhiệm vụ cấp cơ sở. Trong đó, có 09 nhiệm vụ KHCN các cấp được mở mới (01 nhiệm vụ cấp Nhà nước, 05 Đề tài/dự án SXTN cấp Bộ và 03 ĐTTN). Tổng kinh phí thực hiện giai đoạn 2022 - 2025 là 28,722 tỷ đồng. Trong đó, kinh phí nhiệm vụ cấp Nhà nước là 3,700 tỷ đồng, kinh phí nhiệm vụ cấp Bộ là 22,121 tỷ đồng, cấp địa phương là 1,575 tỷ đồng;
- Giai đoạn 2020 - 2022 (tính đến hết tháng 9/2022) có 07 nhiệm vụ KHCN được nghiệm thu cấp Bộ và cấp địa phương;
- 05 giống ngô của Viện đã được công nhận lưu hành (trong đó có 03 giống ngô tẻ và 02 giống ngô nếp) và 05 giống ngô tẻ được gia hạn lưu hành;
- Một số giống ngô lai mới là sản phẩm của các nhiệm vụ KH&CN tạo ra có tính ứng dụng cao, được đưa vào thực tiễn, đáp ứng yêu cầu sản xuất của nông dân, của doanh nhiệp như các giống: Waxy 8, TM181, MK399, VN667, VN172, VN1519, VS89, VS201,VN116, VN667, MK668, VS6939,…
- Hầu hết các giống mới sau khi được công nhận đều đã được chuyển giao cho sản xuất. Có những giống được Viện tự thương mại hóa. Có những giống được các Doanh nghiệp giống cây trồng hợp tác phát triển với các hình thức linh hoạt. Có 20 lượt giống ngô lai của Viện Nghiên cứu Ngô được ký hợp đồng chuyển nhượng quyền phân phối và hợp đồng nguyên tắc phối hợp phát triển cho các đơn vị;
- 26 bài báo của Viện đã được công bố trên các tạp chí chuyên ngành trong và ngoài nước.
Một số định hướng trong công tác nghiên cứu KH&CN giai đoạn 2022 – 2025:
- Đột phá về thay đổi cơ chế quản lý: Để giải phóng sức lao động, giải phóng sức ì, từ đó tạo ra được sự năng động, sáng tạo cho mỗi cá nhân. Tạo ra được những động lực mới, nguồn lực mới cho Viện trên cơ sở: Khai thác tiềm năng về đất đai của Viện; Khai thác tài nguyên di truyền: đó là các giống ngô lai; Khai thác về tiềm năng con người; Khai thác về chơ chế. Đảng ủy, lãnh đạo Viện sẽ nghiên cứu, ban hành cơ chế để tạo động lực phát triển Viện. Hàng năm, Viện sẽ xây dựng các quy chế về quản lý khoa học và chuyển giao TBKT, quy chế chi tiêu nội bộ nhằm động viên khích lệ và thu hút cán bộ,...
- Đa dạng hóa sản phẩm theo chuỗi: Ngô tẻ đang bị thu hẹp dần về diện tích và sản lượng, ngô nếp, ngô đường, ngô sinh khối đang cho thấy triển vọng phát triển. Do nhu cầu rất lớn nên Viện tập trung nghiên cứu cây ngô sinh khối, xây dựng vùng sản xuất ngô, áp dụng cơ giới hóa nhằm giảm giá thành sản xuất, bên cạnh các giống ngô thực phẩm sẽ xây dựng chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.
- Cải tiến về vật liệu: Vật liệu là nền tảng để chọn tạo ra bộ giống tốt. Giai đoạn tới các nguồn vật liệu sẽ tập trung vào cải tiến nguồn vật liệu nhằm tạo ra được các nguồn vật liệu ưu tú nhất phục vụ công tác chọn tạo giống của Viện.
Các báo cáo và ý kiến thảo luận đã khẳng định: Trong giai đoạn 2020 - 2022, công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ đã đạt được một số kết quả nhất định. Các nhiệm vụ KHCN đã được Viện triển khai nghiêm túc, hiệu quả. Các kết quả nghiên cứu có tính ứng dụng cao, được đưa vào thực tiễn, có đóng góp tích cực, đáp ứng yêu cầu sản xuất của nông dân, của doanh nhiệp, nhu cầu của thị trường, chiến lược và các chương trình phát triển kinh tế xã hội của cả nước, của ngành. Tuy nhiên, các đại biểu cũng mạnh dạn chỉ ra các tồn tại lớn trong nghiên cứu của Viện hiện nay (Hệ thống đồng ruộng, nhà lưới phục vụ cho nghiên cứu thiếu và ngày càng xuống cấp; cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp còn hạn chế, kinh phí nghiên cứu ngày càng giảm và không được duy trì liên tục do phụ thuộc vào giai đoạn; thiếu các chương trình nghiên cứu tổng hợp, dài hạn; chất lượng công tác nghiên cứu còn chưa cao, kết quả nghiên cứu chưa theo kịp được yêu cầu của thực tiễn sản xuất, …). Bên cạnh các định hướng nghiên cứu cụ thể đặc thù cho đơn vị, các đại biểu đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nghiên cứu và chuyển giao (Đề xuất đề tài/dự án căn cứ vào nhu cầu của sản xuất và nhu cầu của khách hàng; tăng cường trao đổi hợp tác với các viện/trường trong và ngoài nước nhằm cập nhật những kiến thức mới, thành tựu mới về KHCN đặc biệt trong lĩnh vực cây ngô của Thế giới vào thực tiễn nghiên cứu; đẩy mạnh các hoạt động hợp tác với các đối tác, các địa phương nhằm đa dạng nguồn kinh phí nghiên cứu ...).
Hội nghị được nghe những ý kiến đóng góp quý báu của GS.TS Ngô Hữu Tình - nguyên Viện trưởng Viện NC Ngô và các ý kiến chỉ đạo của Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Vụ Khoa học Công nghệ và môi trường và Thứ trưởng Lê Quốc Doanh.
GS. TS Ngô Hữu Tình, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Ngô đã có một số ý kiến trong công tác phát triển Viện thời gian tới:
1.Tập trung vào giải quyết vấn đề vật liệu (tạo 1-2 nhóm/kiểu ƯTL, gồm 1 nhóm ngô vàng và 1 nhóm ngô sinh khối);
2.Thay đổi trong công tác chuyển giao TBKT ngô;
3. Phát huy thế mạnh nguồn tài nguyên đất đai tại Trung tâm NC&SX giống ngô Sông Bôi.
2.Thay đổi trong công tác chuyển giao TBKT ngô;
3. Phát huy thế mạnh nguồn tài nguyên đất đai tại Trung tâm NC&SX giống ngô Sông Bôi.
GS.TS Phạm Văn Toản, Phó giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam đã đánh giá những kết quả mà Viện đã đạt được trong giai đoạn 2020 - 2022. Giáo sư đã góp ý vào định hướng nghiêm cứu của Viện trong giai đoạn tới cần tập trung vào Công nghệ sinh học trong đó có Công nghệ chỉnh sửa gen hiện đang nhận được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu; Các đề xuất nhiệm vụ của Viện nên tập trung vào mục tiêu phát triển sản phẩm theo hướng nâng cao chuỗi giá trị, liên kết khép kín từ khâu nghiên cứu, chọn tạo, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.
GS.TS Phạm Văn Toản - Phó GĐ Viện KHNN Việt Nam, phát biểu tại Hội thảo
Ông Nguyễn Quang Tin, Phó Vụ trưởng vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường đã ghi nhận những kết quả mà Viện đã đạt được trong thời gian qua. Đồng thời đưa ra một số những định hướng trong đề xuất các nhiệm vụ KH&CN giai đoạn tới nhằm tạo ra những sản phẩm KHCN có tiêu chí chất lượng cao hơn, mang tính vượt trội hơn. Ông Nguyễn Quang Tin cũng đề nghị Viện tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp ngay từ khâu xây dựng đề xuất nghiên cứu nhằm tạo đầu ra cho các sản phẩm, đưa kết quả nghiên cứu áp dụng vào sản. Đồng chí sẽ kiến nghị với Bộ về các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho Viện trong thời gian tới.
Ông Nguyễn Quang Tin - Phó Vụ trưởng Vụ KHCN-MT, phát biểu tại Hội thảo
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Ông Lê Quốc Doanh đã ghi nhận những cố gắng và kết quả mà Viện đã đạt được trong 3 năm qua, góp phần nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt đúng trong giai đoạn nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng chịu ảnh hưởng nặng nền của dịch Covid - 19. Thứ trưởng cũng đánh giá cao những ý kiến quý báu của các đồng chí Nguyên lãnh đạo Viện và định hướng phát triển nghiên cứu khoa học và công nghệ của Ban lãnh đạo Viện nhằm nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu và chuyển giao TBKT.
Ông Lê Quốc Doanh - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT, phát biểu chỉ đạo
Kết thúc Hội thảo, TS Nguyễn Xuân Thắng – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Ngô cảm ơn và tiếp thu ý kiến của đồng chí Thứ trưởng Lê Quốc Doanh, TS Nguyễn Quang Tin, GS.TS Phạm Văn Toản, GS.TS Ngô Hữu Tình, cũng như góp ý của các đại biểu tham dự hội thảo cho các nội dung báo cáo, trả lời một số ý kiến của các đại biểu. Đồng chí Viện trưởng đặc biệt nhấn mạnh những định hướng và giải pháp trọng tâm nhằm nâng cáo chất lượng công tác nghiên cứu, chuyển giao KHCN của Viện Nghiên cứu Ngô ngày càng hiệu quả hơn trong giai đoạn tới.
Một số hình ảnh tại Hội thảo