Mở rộng hạn điền: ‘Đường băng’ cho thương hiệu nông sản Việt
- Thứ ba - 04/04/2017 08:13
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Việt Nam - một trong những nước xuất khẩu nông sản nhiều nhất thế giới, nhưng chủ yếu là xuất thô hoặc sơ chế đơn giản, hầu như chưa có thương hiệu. Mở rộng hạn điền, tích tụ đất đai sản xuất lớn sẽ là nền tảng để gây dựng thương hiệu cho nông sản Việt.
Xuất ngoại nhiều nhưng thế giới ít biết
Với vai trò là trụ đỡ của nền kinh tế, từ thiếu ăn, Việt Nam đã vươn lên trở thành quốc gia có nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu hàng đầu thế giới. Song, điều đáng buồn là các sản phẩm nông sản đều xuất khẩu dưới dạng thô, ít có thương hiệu.
Theo Cục Sở hữu công nghiệp (Bộ KH-CN), hơn 80% hàng nông sản Việt bán ra thế giới dưới thương hiệu nước ngoài. Thậm chí, ngay tại thị trường nội địa, có đến trên 80% sản phẩm nông sản được tiêu thụ không nhãn mác. Thế nên, nhiều loại nông sản thường xuyên bị ép giá.
TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn, chia sẻ, Việt Nam vốn là quốc gia xuất khẩu gạo, cà phê, tiêu, điều,... giữ vị trí nhất nhì thế giới, tuy nhiên sản phẩm đa phần xuất khẩu dưới dạng thô, một vài sản phẩm xuất khẩu dưới dạng thành phẩm thì nguyên liệu nhập từ nước ngoài.
Việt Nam có 10 mặt hàng xuất khẩu nông sản đạt tỷ USD nhưng chỉ xuất khẩu thô hoặc sơ chế đơn giản - Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường thừa nhận.
Giám đốc một doanh nghiệp xuất khẩu chè tại Lâm Đồng, dẫn chứng, xuất khẩu chè của Việt Nam đang xếp thứ 5 trên thế giới, song chủ yếu là xuất dưới dạng thô nên giá trị rất thấp. Trong khi đó, một số doanh nghiệp tại Anh, Đài Loan,... sau khi nhập chè của Việt Nam về tinh chế, đóng hộp bán ra thị trường dưới thương hiệu của họ lại có giá rất cao.
Cùng cảnh ngộ, Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới nhưng đến thời điểm hiện tại, ở thị trường quốc tế gạo rất ít được người tiêu dùng biết đến vì không có thương hiệu. Thậm chí, thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam chính là Trung Quốc, nhiều người cũng không biết là mình ăn gạo của Việt Nam.
Trong khi đó, một số ít loại nông sản của Việt Nam đã được thế giới thừa nhận tạo ra thương hiệu riêng, song không xuất khẩu được nhiều vì sản xuất vẫn còn mang tính nhỏ lẻ. Như vú sữa Lò Rèn đã được Mỹ công nhận về chất lượng, đồng ý nhập khẩu. Tuy nhiên, vùng nguyên liệu lại hạn hẹp, không đủ cho xuất khẩu.
Tương tự, bà Trương Thị Ngọc Ánh, Phó chủ tịch UB TƯ MTTQ Việt Nam, cho hay, bà từng có dịp sang Singapore, thấy nhiều trái cây quen thuộc với thị trường Việt Nam như xoài, dứa, hồng xiêm,... nhưng hỏi ra thì đều là hàng Thái.
Theo bà Ánh, trái cây của Việt Nam rất đa dạng và phong phú nhưng chưa vào được những thị trường khó tính vì nông nghiệp Việt Nam phần lớn là các hộ sản xuất nhỏ lẻ theo mô hình nông hộ. Từ khâu giống, cách thức sản xuất thiếu đồng bộ đã dẫn đến sản phẩm nông sản khó kiểm soát về chất lượng.
“Đường băng” làm thương hiệu nông sản
Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, nông nghiệp Việt Nam vẫn chủ yếu dựa trên quy mô nhỏ lẻ, manh mún nên không thể có được nền sản xuất hiện đại.
Để phát triển nền nông nghiệp bền vững, cần tổ chức lại sản xuất theo hướng tập trung, quy mô lớn. Không thể nào 13,8 triệu hộ nông dân với 78 triệu mảnh ruộng nhỏ lẻ mà nông nghiệp có thể thành công. Cần phải tái cơ cấu nông nghiệp.
“Nếu không tháo gỡ được rào cản về đất đai, không có một quy mô tập trung nhất định thì chúng ta không thể tổ chức sản xuất một cách hiệu quả theo chuỗi giá trị”, người đứng đầu ngành Nông nghiệp cho hay.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn cũng cho rằng, “nút thắt” lớn khiến nông sản Việt yếu thế, khó cạnh tranh chính là đất đai. Do đó, nếu mở rộng hạn điền, tích tụ ruộng đất để sản xuất tập trung trên quy mô lớn thì sẽ tạo ra những sản phẩm nông sản có chất lượng tốt, đồng đều, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, từ đó tạo điều kiện để làm thương hiệu cho nông sản Việt.
TS. Đặng Kim Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn, nhìn nhận, xây dựng thương hiệu là câu chuyện liên quan đến cả một chuỗi sản xuất, từ khâu đất đai, giống, quy trình sản xuất, thu hoạch cho đến khâu chế biến và đóng gói. Làm tốt được tất cả các khâu trong một chuỗi thì mới tạo được thương hiệu sản phẩm nông sản.
Trong đó, đất đai chỉ là một trong những mắt xích đầu tiên để tạo tiền đề làm ra thương hiệu, hay nói cách khác, nếu tích tụ được đất đai sản xuất quy mô lớn thì sẽ là “đường băng” làm thương hiệu nông sản Việt. Bởi, không giải quyết được khâu đất đai thì những khâu sau cũng rất khó có thể làm được.
Còn thực tế nông nghiệp nước ta hiện nay sản xuất manh mún, nhỏ lẻ với hàng chục triệu mảnh ruộng, mỗi hộ nông dân vài mảnh, mỗi mảnh gieo trồng một giống khác nhau tạo thành mớ hỗn độn. Kết quả, nông sản làm ra chất lượng thấp, không đồng đều, không truy xuất được nguồn gốc, ông Sơn cho hay.
Ngay tại thị trường trong nước, chuyện nông sản được mùa mất giá, thừa mứa đổ bỏ từng nhiều lần xảy ra với dưa hấu, thanh long, cà chua, cải bắp,... lại không thể xuất khẩu sang những thị trường khó tính do chưa đáp ứng được tiêu chuẩn của họ.
“Nếu mở rộng hạn điền, hàng hóa được sản xuất theo quy mô lớn với công nghệ hiện đại thì chất lượng sẽ đồng đều, quy trình trồng trọt cũng được kiểm soát tốt hơn. Làm tốt được khâu này chính là “chìa khóa” mở cánh cửa đầu tiên để làm tiếp những khâu sau trong chuỗi liên kết, tạo ra thương hiệu nông sản Việt có tính cạnh tranh”, ông Sơn bày tỏ.
Bảo Hân
Với vai trò là trụ đỡ của nền kinh tế, từ thiếu ăn, Việt Nam đã vươn lên trở thành quốc gia có nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu hàng đầu thế giới. Song, điều đáng buồn là các sản phẩm nông sản đều xuất khẩu dưới dạng thô, ít có thương hiệu.
Theo Cục Sở hữu công nghiệp (Bộ KH-CN), hơn 80% hàng nông sản Việt bán ra thế giới dưới thương hiệu nước ngoài. Thậm chí, ngay tại thị trường nội địa, có đến trên 80% sản phẩm nông sản được tiêu thụ không nhãn mác. Thế nên, nhiều loại nông sản thường xuyên bị ép giá.
TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn, chia sẻ, Việt Nam vốn là quốc gia xuất khẩu gạo, cà phê, tiêu, điều,... giữ vị trí nhất nhì thế giới, tuy nhiên sản phẩm đa phần xuất khẩu dưới dạng thô, một vài sản phẩm xuất khẩu dưới dạng thành phẩm thì nguyên liệu nhập từ nước ngoài.
Nông nghiệp sản xuất theo kiểu manh mún nhỏ lẻ khiến chất lượng không đồng đều |
Giám đốc một doanh nghiệp xuất khẩu chè tại Lâm Đồng, dẫn chứng, xuất khẩu chè của Việt Nam đang xếp thứ 5 trên thế giới, song chủ yếu là xuất dưới dạng thô nên giá trị rất thấp. Trong khi đó, một số doanh nghiệp tại Anh, Đài Loan,... sau khi nhập chè của Việt Nam về tinh chế, đóng hộp bán ra thị trường dưới thương hiệu của họ lại có giá rất cao.
Cùng cảnh ngộ, Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới nhưng đến thời điểm hiện tại, ở thị trường quốc tế gạo rất ít được người tiêu dùng biết đến vì không có thương hiệu. Thậm chí, thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam chính là Trung Quốc, nhiều người cũng không biết là mình ăn gạo của Việt Nam.
Trong khi đó, một số ít loại nông sản của Việt Nam đã được thế giới thừa nhận tạo ra thương hiệu riêng, song không xuất khẩu được nhiều vì sản xuất vẫn còn mang tính nhỏ lẻ. Như vú sữa Lò Rèn đã được Mỹ công nhận về chất lượng, đồng ý nhập khẩu. Tuy nhiên, vùng nguyên liệu lại hạn hẹp, không đủ cho xuất khẩu.
Tương tự, bà Trương Thị Ngọc Ánh, Phó chủ tịch UB TƯ MTTQ Việt Nam, cho hay, bà từng có dịp sang Singapore, thấy nhiều trái cây quen thuộc với thị trường Việt Nam như xoài, dứa, hồng xiêm,... nhưng hỏi ra thì đều là hàng Thái.
Theo bà Ánh, trái cây của Việt Nam rất đa dạng và phong phú nhưng chưa vào được những thị trường khó tính vì nông nghiệp Việt Nam phần lớn là các hộ sản xuất nhỏ lẻ theo mô hình nông hộ. Từ khâu giống, cách thức sản xuất thiếu đồng bộ đã dẫn đến sản phẩm nông sản khó kiểm soát về chất lượng.
“Đường băng” làm thương hiệu nông sản
Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, nông nghiệp Việt Nam vẫn chủ yếu dựa trên quy mô nhỏ lẻ, manh mún nên không thể có được nền sản xuất hiện đại.
Để phát triển nền nông nghiệp bền vững, cần tổ chức lại sản xuất theo hướng tập trung, quy mô lớn. Không thể nào 13,8 triệu hộ nông dân với 78 triệu mảnh ruộng nhỏ lẻ mà nông nghiệp có thể thành công. Cần phải tái cơ cấu nông nghiệp.
“Nếu không tháo gỡ được rào cản về đất đai, không có một quy mô tập trung nhất định thì chúng ta không thể tổ chức sản xuất một cách hiệu quả theo chuỗi giá trị”, người đứng đầu ngành Nông nghiệp cho hay.
Nếu mở rộng hạn điền sản xuất với quy mô lớn sẽ tạo điều kiện để làm thương hiệu nông sản Việt |
TS. Đặng Kim Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn, nhìn nhận, xây dựng thương hiệu là câu chuyện liên quan đến cả một chuỗi sản xuất, từ khâu đất đai, giống, quy trình sản xuất, thu hoạch cho đến khâu chế biến và đóng gói. Làm tốt được tất cả các khâu trong một chuỗi thì mới tạo được thương hiệu sản phẩm nông sản.
Trong đó, đất đai chỉ là một trong những mắt xích đầu tiên để tạo tiền đề làm ra thương hiệu, hay nói cách khác, nếu tích tụ được đất đai sản xuất quy mô lớn thì sẽ là “đường băng” làm thương hiệu nông sản Việt. Bởi, không giải quyết được khâu đất đai thì những khâu sau cũng rất khó có thể làm được.
Còn thực tế nông nghiệp nước ta hiện nay sản xuất manh mún, nhỏ lẻ với hàng chục triệu mảnh ruộng, mỗi hộ nông dân vài mảnh, mỗi mảnh gieo trồng một giống khác nhau tạo thành mớ hỗn độn. Kết quả, nông sản làm ra chất lượng thấp, không đồng đều, không truy xuất được nguồn gốc, ông Sơn cho hay.
Ngay tại thị trường trong nước, chuyện nông sản được mùa mất giá, thừa mứa đổ bỏ từng nhiều lần xảy ra với dưa hấu, thanh long, cà chua, cải bắp,... lại không thể xuất khẩu sang những thị trường khó tính do chưa đáp ứng được tiêu chuẩn của họ.
“Nếu mở rộng hạn điền, hàng hóa được sản xuất theo quy mô lớn với công nghệ hiện đại thì chất lượng sẽ đồng đều, quy trình trồng trọt cũng được kiểm soát tốt hơn. Làm tốt được khâu này chính là “chìa khóa” mở cánh cửa đầu tiên để làm tiếp những khâu sau trong chuỗi liên kết, tạo ra thương hiệu nông sản Việt có tính cạnh tranh”, ông Sơn bày tỏ.
Bảo Hân